Những Lưu Ý Khi Bố Trí bếp “Phong Thủy” Gia Đình Ấm Êm

Tuvan.kientrucancuong@gmail.com

0908 988 869

Kiến thức nhà đẹp

Những Lưu Ý Khi Bố Trí bếp “Phong Thủy” Gia Đình Ấm Êm

Bếp được xem là nơi giữ lửa, là nơi gia đình sum vầy, cũng là một phần ảnh hưởng đến thiết kế của căn nhà. Nhưng lại có nhiều người không nghĩ đến ngoài phòng khách, phòng ngủ thì phòng bếp cũng là một không gian cần có những bố trí sao cho khoa học, tiện ích và phong thủy. Cùng đi tìm hiểu những lưu ý khi bố trí bếp sao cho khoa học, đẹp cả trong kiến trúc lẫn phong thủy qua bài dưới.

I. Bố trí về mặt kiến trúc

Những lưu ý khi bố trí bếp thực ra được chia rất rõ ràng làm 2 mảng là: kiến trúc và phong thủy. Thường thì những ai đã quan tâm đến phong thủy thì cũng sẽ rất để tâm đến kiến trúc, nhưng ngược lại, có nhiều người chỉ quan tâm đến kiến trúc sao cho phòng bếp gọn và tiện nghi là được. Và đầu tiên hãy cùng đi xem trong mảng kiến trúc thì cần lưu ý những gì khi bố trí phòng bếp nha.

nhung-luu-y-khi-bo-tri-bep

1. Khi thiết kế phải đảm bảo quy tắc “tam giác vàng”

“Tam giác vàng” trong phòng bếp gọi trong thiết kế là được hình thành từ 3 điểm và là 3 góc quan trọng thường xuyên được sử dụng nhất trong khu bếp, đó là: bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Là một phòng bếp hoàn hảo thì phải đảm bảo cho bạn di chuyển thoải mái giữa 3 vị trí này.

2. Bố trí đồ đạc tuân thủ những lưu ý thiết kế phòng bếp

Phòng bếp thường là nơi để các thành viên trong gia đình tụ họp, do đó phòng bếp phải được đảm bảo đủ không gian cho các thành viên trong gia đình. Nếu căn bếp gia đình bạn có diện tích nhỏ thì cách tốt nhất là thiết kế phòng bếp mở và nối liền với không gian phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung của gia đình. Chính việc phòng bếp, phòng khách hay là phòng sinh hoạt chung thông nhau sẽ giúp cho bếp nhà bạn được thoáng hơn cũng như tạo được sự ấm cúng hơn cho căn bếp.

thiet-ke-nha-chung-cu-90m2

3. Lưu ý trong việc bố trí thiết bị gia dụng trong bếp

– Vị trí bếp nấu phải cách chậu rửa bát ít nhất 60cm trở lên.

– Khoảng cách giữa 2 bếp ít nhất là 30cm để tay cầm giữa các xoong, nồi không đụng nhau.

– Không bố trí bếp ở gần vị trí cửa, dưới cửa sổ hay là những vật dụng lớn để tránh những sự cố không ngờ.

– Nếu có máy rửa bát thì nên đặt ở gần chậu rửa để tiện sử dụng hơn.

– Tránh đặt các thiết bị gia dụng ở góc bếp.

– Đối với các tủ chén bát, cửa giàn bát thì cần dễ mở và tiếp cận, đặc biệt là nếu như bạn bố trí chúng tại các góc bếp thì lại càng cần phải dễ hơn trong mở – đóng.

– Nên đặt chậu rửa dưới cửa sổ bếp (nếu có) để tận dụng lấy ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất, và tiện sử dụng nhất.

– Nhớ kiểm tra vật liệu tường để có thể mua tủ chén gắn tường sao cho phù hợp.

– Nên bố trí thêm quạt hút gió ở trên tường bên ngoài và cao hơn mặt bếp ít nhất 75cm, để cho căn bếp trở nên thông thoáng hơn, đỡ có mùi dầu mỡ và đỡ sự oi bức từ lửa ở trong bếp. Bất kể là nhà nhà phố, nhà chung cư hay nhà ống thì đều có thể lưu tâm lưu ý này.

– Nên có nơi cho bạn đặt bình cứu hỏa hoặc ổ điện tiện lợi trong bếp.

– Nên đảm bảo sao cho ổ điện cách mặt bếp ít nhất 15cm.

nhung-luu-y-khi-bo-tri-bep

4. Lưu ý nên tận dụng không gian trống trong bếp

Nên tận dụng mọi không gian, ngóc ngách trống của căn bếp để sao cho căn bếp nhà bạn có thể rộng rãi và thoải mái nhất cho người nấu và các thành viên ngồi quây quần. Nên tận dụng làm tủ cao sát trần nhà thay vì để chừa ra một khoảng trống vừa để bụi bẩn khỏi bám vào, vừa giúp bạn có thêm không gian lưu trữ cho phòng bếp. Bên cạnh đó, nên bố trí các văn kéo của tủ sâu hơn và sát với tường hơn để tăng thêm không gian lưu giữ đồ đạc cho căn bếp. 

Hoặc bạn có thể sử dụng những thiết bị thông minh, đa năng cho căn bếp nhà mình, ví dụ như: bên trong tủ bếp mở ra sẽ có bàn và ghế kết hợp trong đó,…

5. Ánh sáng là thứ rất quan trọng trong bố trí bếp

Phòng bếp là nơi có rất nhiều đồ đạc, có thể nói là nơi chứa nhiều nhất trong nhà và thường có diện tích nhỏ nữa. Nên khi bố trí và thiết kế phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng tốt nhất hoặc tận dụng tốt nhất ánh sáng tự nhiên nếu có thể. Tốt nhất, bạn nên lắp hệ thống các đèn chiếu sáng ngay dưới hệ thống tủ bếp để có được nguồn ánh sáng hoàn hảo khi nấu ăn, không khiến bạn thấy bóng của mình nữa. Ánh sáng sẽ quyết định nhiều tới quá trình nấu ăn và giúp bạn nấu ăn ngon hơn đó!

6. Lưu ý đến nguồn năng lượng điện trong bếp

Bếp cũng là một nơi cần rất nhiều đến ổ điện. Chính vì thế để tránh phải mua thêm các thiết bị điện mới để lắp đặt vì thiếu ổ sau lắp đặt, tốt nhất bạn nên lắp đặt thêm một số ổ cắm điện dự phòng trước cho căn bếp. Nhớ là ổ cắm phải cách mặt bếp ít nhất 15cm và không nên đặt ổ ở gần khu vực chậu rửa hay thiết bị có toát ra hơi nước vì có thể gây chập, cháy và giật điện không may. 

nhung-luu-y-khi-bo-tri-bep

7. Lưu ý đảm bảo an toàn vệ sinh cho bếp

– Độ cao trần phòng bếp cần đảm bảo tối thiểu là 3m để không gian bếp được thông thoáng và dễ thoát mùi khi đun nấu. 

– Không nên thiết kế trần bếp bằng thạch cao thông thường vì khói, bụi dễ bám vào loại này và đặc biệt loại này rất khó vệ sinh. Nên chọn sơn trần bếp bằng loại sơn bóng vừa dễ lau chùi, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, còn giúp ánh sáng trong bếp được tốt hơn. 

– Nên lựa chọn chất liệu bàn ăn sao cho dễ vệ sinh và có khả năng chống trầy tốt, “bàn đá” cũng là một lựa chọn tốt đáng để tìm hiểu khi chọn mua bàn. 

– Bồn rửa bát và rửa rau nên chia làm hai ngăn. Ngăn rửa rau thì sẽ có thiết kế nhỏ hơn 1 chút, đáy cũng thấp hơn, có kích thước tối thiểu là 30x30cm để có thể rửa thoải mái, rau không bị dập mà còn tiết kiệm nước nữa.

– Nếu phòng có quá nhiều đồ để cất thì có thể sử dụng 2 hệ thống tủ là: tủ treo, bếp đựng để cất giữ. 

– Nên lắp đặt máy hút mùi để làm sạch không khí cho phòng bếp.

– Nên có ánh sáng tự nhiên chiếu vào để không khí trong phòng bếp lưu thông tốt và tránh gây ẩm mốc cho bếp.

– Vị trí ổ cắm nên cách xa bồn rửa, đường nước và bình gas.

– Đảm bảo sàn bếp có khả năng chống trơn trượt vì trong quá trình chế biến thì cũng không tránh khỏi việc thức ăn rơi vãi. Nhưng sàn nhà bếp cũng cần phải dễ vệ sinh, lau chùi.

– Lựa chọn khu vực để rác thải sau nấu nướng sao cho hợp lý nhất, tránh gây mùi, thu hút muỗi, ruồi bay vào. Cách tốt nhất là nên đặt thùng rác tại 1 không gian sau cánh tủ bếp dưới để đảm bảo vệ sinh và cũng nên có nắp đậy vệ sinh đầy đủ.

nhung-luu-y-khi-bo-tri-bep

II. Bố trí về mặt phong thủy

  1. Không để bếp và chậu rửa tránh đặt cạnh nhau. Vì nước (Thủy) và lửa (Hỏa) đối nghịch nhau, nên cần tránh đặt chúng cạnh nhau tránh phạm vào điều đại kỵ trong phong thủy bếp, khiến gia đình không hòa thuận.
  2. Lưu ý tránh cửa bếp quay vào nhà vệ sinh. Vì nhà vệ sinh được coi là nơi ô uế, nơi có sự phát triển của vi khuẩn, vi rút nên rất không đảm bảo an toàn thực phẩm trong bếp, gây hại cho sức khỏe người ăn.
  3. Tránh bố trí cửa bếp thẳng cửa chính. Vì trong quan niệm phong thủy sẽ là của cải, tiền bạc dễ bị tiêu hao. 
  4. Tránh thiết kế bếp đối diện hoặc cạnh với phòng ngủ. Vì bếp là nơi nóng bức, nhiều mùi dầu mỡ, mùi khói thức ăn nên nếu để quá gần nơi nghỉ ngơi thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.
  5. Không nên đặt bếp ngược hướng nhà. Bếp nấu nên đặt cùng hướng ra cửa vì nó sẽ là thuận theo hướng đẹp có sẵn trước đó, nếu đặt ở hướng ngược lại hoặc không tốt với gia chủ sẽ đốt cháy những điều không tốt trong nhà. Mặt khác, cũng không nên đặt bếp trên đường nước, trên rãnh mương hay bể nước vì lửa và nước kỵ nhau như đã nói.

Trên đây là chia sẻ về “những lưu ý khi bố trí bếp ít người để ý”, ngay cả từ kiến trúc đến phong thủy. Mong rằng qua đây các gia đình có thể biết cách bố trí nhà bếp sao vừa đẹp, vừa tiện ích nhất cho nhà mình!

Xem ngay>> {Tiếc gì 2 Phút} Học Ngay Cách Thiết Kế “Kiến Trúc Nhà Văn Phòng Đẹp”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm bài viết

Copyright © 2019 KIENTRUCANCUONG.VN. All rights reserved - Design by 3B Việt Nam

Gọi ngay: 0908 988 869