Kiến trúc Roman là gì? Công trình kiến trúc Roman nổi bật tại Việt Nam

Tuvan.kientrucancuong@gmail.com

0908 988 869

Kiến thức nhà đẹp

Kiến trúc Roman là gì? Công trình kiến trúc Roman nổi bật tại Việt Nam

Kiến trúc Roman là một trong những loại hình kiến trúc được ưa chuộng thời kỳ trước đây. Nổi bật với vẻ đẹp cổ kính, uy nghi tráng lệ của phương Tây. Đặc biệt là đế chế La Mã xưa kia. Nhưng ít người biết được nguồn gốc cũng như đặc điểm nhận biết của lối kiến trúc này như thế nào. Chính vì thế bài viết hôm nay kiến trúc An Cường sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều này.

Kiến trúc Roman là gì ? – Kiến trúc An Cường giải đáp

Phong cách kiến trúc Roman là gì?

Phong cách kiến trúc Roman là gì?

Thực tế thì phong cách kiến trúc Roman được ra đời từ thế kỷ 11 phát triển mạnh tại một số nước Châu Âu như: Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Phong cách kiến trúc này sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật thừa kế từ kiến trúc các thế kỷ trước. Chọn lọc và phát triển thành điểm riêng cho mình.

Tên gọi kiến trúc Roman bắt nguồn từ tiếng La Tinh khi dịch ra tiếng La Mã. Bởi vậy mà nhiều người có thể nhìn thấy được những nét tương đồng giữa hai nguồn phong cách kiến trúc Roman và La Mã. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại, Nhưng Roman lại còn nhiều nét khá thô sơ, chưa tận dụng được sự chuyển biến nhịp nhàng uyển chuyển. Còn tận dụng lại những loại vật liệu đã sử dụng. Vì thế mà xây dựng thi công còn nhiều yếu kém so với các hình thức kiến trúc trước đây.

Theo đánh giá thì loại hình kiến trúc này còn nhiều điểm chưa phát triển vững mạnh. Tuy nhiên lại tạo dựng được những nét đặc sắc riêng. Kết cấu vững chắc tạo dựng ra những công trình đồ sộ và hoành tráng trong thời kỳ này. Tuy không sở hữu quá nhiều công trình đặc sắc nhưng với những điểm riêng biệt thì chúng ta có thể dễ dàng để nhận biết phong cách này. Và là tiền đề để phát triển cho những hình thức kiến trúc khác sau này. 

Quá trình hình thành và phát triển của kiến trúc Roman

1. Đặc điểm các giai đoạn hình thành phát triển

Kiến trúc Roman được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn

Kiến trúc Roman được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn

Ngược dòng thời gian để điểm lại những mốc sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của loại hình kiến trúc này, có thể tóm gọn lại quá trình hình thành và phát triển như sau:

Đế chế La Mã sụp đổ vào thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9, hình thành một số nhà nước mới ở Đông Âu và Tây Âu. Đây cũng là khoảng thời gian đánh dấu thời kỳ đen tối của đế chế La Mã. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, bị kìm hãm bị trì trệ. Cũng vì thế mà các công trình kiến trúc trong giai đoạn này cũng bị hạn chế rất nhiều.

Ở giai đoạn từ thế từ 10-thế kỷ 12 nền kinh tế có bước tiến triển và phục hồi lại. Chiến tranh tạm lui và chấm dứt. Đời sống ổn định hơn và các công trình xây dựng được khôi phục và hình thành lên những đô thị mới. Các công trình được xây dựng rất nhiều, nhộn nhịp với kiến trúc hậu La Mã. Đây là giai đoạn phát triển những điểm nhấn riêng biệt của kiến trúc Roman. Tập trung chủ yếu vào các công trình tôn giáo như: nhà thờ, tu viện ……

2. Quy mô phát triển của kiến trúc Roman

Quy mô phát triển rộng khắp các nước ở Tây Âu và Trung Âu

Quy mô phát triển rộng khắp các nước ở Tây Âu và Trung Âu

Phong cách kiến trúc này phát triển trên quy mô lớn và rộng. Chủ yếu tại các nước Tây Âu và Trung Âu như: Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan…..Khi các thành phố lớn tại những quốc gia này bắt đầu vực dậy thì kiến trúc này lại lan dần rộng ra. Tuy nhiên về mặt hình thức vẫn còn nhiều nét thô sơ và mộc. 

Nền văn hóa tại thời điểm này không có sự sai khác nhiều so với văn hóa lãnh địa nông thôn. Tầng lớp đô thị cũng như nông thôn không còn nhiều sự khác biệt lớn nữa. Bên cạnh đo nền nông nghiệp cũng phục hồi và phát triển. Các công trình được xây dựng không chỉ bằng gỗ mà còn sử dụng các loại vật liệu khác như: gạch và đá tự nhiên….

Đặc điểm kiến trúc Roman như thế nào?

Trước khi loại hình kiến trúc Roman phát triển, đa phần những công trình của người dân La Mã đều được làm từ chất liệu chính là gỗ. Nhưng cũng bởi vậy mà các công trình này rất dễ xảy ra cháy và thời gian sử dụng bị rút ngắn. Điều tất yếu cho sự phát triển là phong cách kiến trúc mới có nhiều cải tiến hơn. Công trình có tuổi thọ tốt hơn, tổng thể bền bỉ hơn. Có thể điểm qua một số đặc điểm quan trọng của loại kiến trúc này như sau:

1. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Byzantine và La Mã cổ đại

Kiến trúc Roman chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Byzantine và La Mã cổ đại

Kiến trúc Roman chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Byzantine và La Mã cổ đại

Hầu hết các công trình được xây dựng trong thời kỳ phát triển của kiến trúc Roman đều mang dáng dấp của kiến trúc Byzantine và La Mã cổ đại. Đơn giản vì những khu vực phát triển của loại hình kiến trúc này lại nằm trong biên giới của đế chế La Mã. Nên việc có nhiều nét tương đồng trong thiết kế và xây dựng là điều khó tránh khỏi. 

Tuy nhiên lại không có nhiều nét đặc sắc, cũng không mang tầm vóc quy mô lớn. Lại càng không có sự tính toán cầu kỳ và hoàn hảo như phong kiến trúc La Mã cổ đại. Mà hướng tới sự đơn giản nhiều hơn. Các chi tiết trang trí ngoại thất được giảm thiểu đi rất nhiều. Phần cửa ra vào và cửa sổ thường thiết kế nhỏ. Không quá nhiều điểm nhấn, lại tập trung và sự đơn điệu riêng.

2. Số lượng công trình nhiều và rải rác

Không xuất hiện tập trung tại một khu vực hoặc một thành phố mà phong cách kiến trúc này được áp dụng rộng rãi theo kiểu rải rác ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó thì loại hình kiến trúc cũng không đa dạng, chủ yếu tập trung vào các công trình có tính chất riêng biệt như: nhà thờ, tu viện, công trình mang tính chất công cộng ….

3. Đường nét kiến trúc thô sơ đơn giản

Không hoa mỹ như những loại hình kiến trúc khác, Roman mang nét đẹp của sự đơn giản, mộc mạc, thô sơ. Không cầu kỳ như La Mã cổ đại, cũng không bay bổng sắc màu như Byzantine. Có lẽ vì vậy mà khi quan sát những công trình kiến trúc này bạn sẽ cảm thấy ngoại thất có phần thô ráp. Chi tiết trang trí gần như giảm thiểu hoàn toàn, tối đa. Không tránh khỏi cảm giác có sự nặng nề và bí bách.

4. Nổi bật với kiến trúc mái vòm và cuốn cửa trụ

Các công trình nổi bật với kiến trúc mái vòm và cuốn cửa trụ

Các công trình nổi bật với kiến trúc mái vòm và cuốn cửa trụ

Kết cấu kiến trúc chủ yếu sử dụng dạng mái vòm bán cầu hoặc mái vòm nôi. Và kết hợp cùng với cuốn cửa trụ. Hầu hết các loại mái vòm này đều được làm từ đá nên các bộ phận liên kết với nhau khá đơn giản. Không cầu kỳ và thường sử dụng kiểu hình thái chữ thập La Tinh hoặc hình vuông hay tròn nhỏ. Hình thái kiến trúc của công trình tại các hướng khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Đơn cử như với công trình nhà thờ, phía Tây thường là những tòa tháp cao có hình trụ tròn hoặc các dạng hình học đơn giản. Nhưng phía Đông lại được cắt ngang bằng. 

Phần chân cột hay thân cột của công trình được trang trí bằng hình hoa lá hoặc những chi tiết hình học giao thoa cuộn vào nhau. Cũng có thể là đầu cột bằng hình người chân cột là hình thú….các đầu cột sẽ có hình dấu ngược nhau. Giống như một nét đặc trưng của phong cách kiến trúc này.

5. Kỹ thuật xây dựng còn đơn điệu

Chủ yếu ứng dụng kỹ thuật xây tường và xây cuốn có sống kết hợp cùng cột trụ. Nhằm gia cố cho công trình được chắc chắn và bền bỉ hơn. Các bức tường thường được xây bằng đá và được phủ bằng lớp vữa rất dày. Các ô thoáng, cửa sổ lại thiết kế khá nhỏ, xây nhỏ nên không gian dễ bị cảm giác u tối. Riêng về kỹ thuật xây dựng thì chủ yếu được xây bởi thợ dân gian nên không có nhiều kỹ thuật cao. Các công trình chủ yếu chỉ cao lên tới 20m là tối đa.

Đặc trưng của các loại hình kiến trúc Roman

Như đã nói ở trên thì phong cách kiến trúc này chủ yếu là các công trình như: Nhà thờ, tu viện và công trình thành quách…Đặc trưng cụ thể cho từng hạng mục công trình này như sau:

1. Nhà thờ xây dựng theo kiến trúc Roman 

Nhà thờ Roman có kiến trúc đặc trưng dễ nhận biết

Nhà thờ Roman có kiến trúc đặc trưng dễ nhận biết

Dù phát triển từ mô hình Basilica từ thời La Mã cổ đại nhưng nhà thờ Roman đã có nhiều cải tiến hơn trước. Với chức năng và cấu tạo được dung hòa để phù hợp với thời đại lúc bấy giờ. Thay vì những công trình làm nơi giao thương buôn bán, tòa án hay nơi giao dịch thì tại thời điểm đó sẽ được chuyển sang làm nhà thờ – nơi tiến hành các nghi lễ của đạo Thiên Chúa. 

Nhà thờ Roman được thiết kế mặt bằng hình chữ nhật ngắn, ít gian. Chiều rộng thường sẽ chia làm 3 nhịp và có phần nhô cao ở giữa, hai bên sẽ thấp hơn. Mặt bằng từng phần sẽ được kéo ra và chia nhiều gian. Chiều dài thường lớn hơn rất nhiều so với chiều ngang của công trình. Riêng phần sảnh và phần mái được biến hóa khá chi tiết. 

Cấu trúc chung của nhà thờ Roman thường là không gian ba nhánh rộng rãi kết hợp mái lợp bằng bốn vòm. Có một vòm lớn và ba vòm nhỏ, ánh sáng sẽ gián tiếp lọt vào bên trong công trình qua hàng rào cửa sổ hẹp hoặc trực tiếp từ dãy cửa sổ của gian nhà chính. Mặt khác do kỹ thuật xây dựng vật liệu từ đá còn hạn chế nên các công trình thường không cao quá 20m. Một phần cũng do chịu ảnh hưởng của tư tưởng của Thiên Chúa giáo đè nén con người khi đó.

2. Tu viện xây dựng theo kiến trúc Roman

Tu viện xây dựng theo phong cách thô sơ và đơn giản đặc trưng của kiến trúc Roman thời đó

Tu viện xây dựng theo phong cách thô sơ và đơn giản đặc trưng của kiến trúc Roman thời đó

Như các bạn đã biết thì tu viện vốn là nơi ăn ở và học hành của các tu sĩ. Nó thường gắn liền với nhà thờ, là một phần nhỏ trong bố cục của khu vực nhà thờ thời đó. Trong quần thể đó sẽ có rất nhiều tu viện khác nhau. Số lượng một quần thể công trình như vậy có thể lên tới 37 loại; bao gồm cả bệnh xá, vườn tược, xưởng sản xuất…..Công trình sẽ có kiến trúc đa dạng và chiếm vị trí chủ chốt trong quy hoạch. 

Trong khoảng thế kỷ thứ 10, các tu viện Roman được xây dựng rất nhiều tại khắp các vùng của Châu Âu. Mang những đặc thù rất đa dạng về kiến trúc. Nhưng đều có những điểm chung nhất định gồm: sân vườn có hành lang – công trình chính sẽ có hệ mái vòm và hệ cột. Hình thái vòm thi công còn nặng nề và thô ráp. Chưa đạt tới mức thanh thoát như kiến trúc sau này. Khu vực sân còn thiết kế vòi phun nước cùng tượng Chúa và một số chi tiết liên quan tới đạo Thiên Chúa.

3. Công trình lâu đài Roman

Lâu đài Roman với nhiều nét đặc trưng độc đáoLâu đài Roman với nhiều nét đặc trưng độc đáo

Lâu đài Roman với nhiều nét đặc trưng độc đáo

Tại thời kỳ này, vẫn còn ảnh hưởng nhiều của chế độ phong kiến. Vì thế lâu đài chính là nơi cố thủ của các lãnh chúa có quyền thời đó. Khác với các công trình tu viện, nhà thờ, lâu đài được xây dựng theo kiểu gần giống với thời kỳ kiến trúc Gothic trong thế kỷ 11-13. Thời điểm mà các phương thức sản xuất phong kiến thực sự đã có bước phát triển ổn định tại Tây Âu.

Lâu đài Roman thường được xây dựng tại những vị trí trọng yếu. Có tính địa lý cao và phòng thủ tốt như: xây dựng trên các ngọn đồi cao, đường vào giao thông khó khăn. Quy hoạch xung quanh lâu đài thường xây dựng các thành quách kiên cố, cao, và bố trí các lỗ châu mai phòng thủ. Dưới chân tường thành sẽ thiết kế các hào nước sâu và rộng, khó có thể xâm nhập vào bên trong. Và sẽ chỉ có duy nhất một cây cầu duy nhất bắc qua hào dẫn vào bên trong lâu đài. Cây cầu này nếu các bạn xem những bộ phim ngày xưa sẽ thấy nó được thiết kế để nâng hạ được. Dẫn trực tiếp vào cổng chính duy nhất của thành trì.

Những bức tường thành thường được xây dựng từ đá và gạch. Nhìn tổng quan từ ngoài bạn sẽ thấy nó khá nặng nề và chắc chắn. Nhưng lại không có tính mềm mại, cảm giác thô và ráp. Bên trong lâu đài sẽ được chia tầng khoảng 2-3 tầng. Tầng thấp nhất luôn tối tăm kiểu như hầm, dùng làm nơi ở cho gia nhân và làm kho. Những tầng cao sẽ có ánh sáng và thoáng hơn dành cho vua chúa.

4. Tường thành thời kỳ kiến trúc Roman

Thành quách chắc chắn và có vị trí hiểm yếu thời kỳ Roman

Thành quách chắc chắn và có vị trí hiểm yếu thời kỳ Roman

Thời kỳ này thì thành quách vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc trung cổ. Vì thế nó sẽ có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Tổng thể kiên cố, tường cao, độ dày tường lớn. Tận dụng từ các loại vật liệu sẵn có tại khu vực xây dựng như: gạch, đá hay gỗ…Phần trên của tường thành sẽ bố trí kiểu răng cưa, nhấp nhô theo kiểu công xôn. Có các lỗ hở trên mặt thành để binh lính có thể thả đá hoặc đổ dầu vào quân địch. Tùy vào quy mô thiết kế mà thành sẽ có từ 1-2 lớp tường.

Phía bên ngoài tường thành sẽ bố trí hào thật sâu có nước xung quanh để bảo vệ công trình bên trong. Đồng thời đây cũng là chiến thuật nhằm mục đích phòng thủ nếu có xung đột chiến tranh xảy ra. Phía trong thành sẽ có tháp trung tâm để cố thủ trong trường hợp quân địch xâm chiếm được vào bên trong. Ngoài ra thành trì sẽ được chọn lựa xây dựng tại các vị trí hiểm yếu về độ cao, và giao thông.

Một số công trình kiến trúc Roman ở Việt Nam 

Tại Việt Nam, văn hóa kiến trúc Roman có sự du nhập và phát triển thể hiện qua các công trình nhà thờ và tu viện. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu như sau:

1. Công trình nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn

Công trình nhà thờ Đức Bà nổi tiếng Sài Gòn

Công trình nhà thờ Đức Bà nổi tiếng Sài Gòn

Có thể các bạn đã từng nghe về nhà thờ Đức Bà rất nhiều rồi; nhưng không phải ai cũng biết đây được coi là công trình thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm. Dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử những công trình này vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc thời kỳ trước. Có nét lộng lẫy và tráng lệ riêng biệt. Trở thành biểu jng của kiến trúc sài Thành. 

Đường nét, gờ chỉ và hoa văn đều đậm phong cách Roman và pha chút Gothic, tôn nghiêm và thanh lịch. Sử dụng chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép và ốc vít. Những vật liệu từ Pháp du nhập vào trong thời điểm đó. Quan sát sẽ thấy mặt ngoài của nhà thờ Đức Bà xây dựng bằng gạch không tô trát. Nhưng vẫn có sắc hồng tươi đẹp không bám bụi rêu.

2. Công trình nhà thờ Tân Định tại Sài Gòn

Nhà thờ Tân Định có sự pha trộn giữa kiến trúc Gothic và Roman

Nhà thờ Tân Định có sự pha trộn giữa kiến trúc Gothic và Roman

Đây là công trình được xây dựng theo kiến trúc Gothic, tuy nhiên phần ngoại thất trang trí thì đậm chất theo kiến trúc Roman. Mang lại nhiều dấu ấn riêng biệt của một nhà thờ đẹp nhất tại Việt Nam thời đấy. Công trình được xây dựng từ năm 1876, nổi bật thời bấy giờ, nhiều người biết tới.

3. Công trình nhà thờ Kon Tum bằng gỗ

Công trình nhà thờ bằng gỗ tại Kon Tum

Công trình nhà thờ bằng gỗ tại Kon Tum

Đây là công trình được làm hoàn toàn từ gỗ và thi công theo hình thức kiến trúc đơn giản, thô sơ kiểu Roman. Nhưng lại thể hiện được những nét đặc trưng của nhà sàn Tây Nguyên. Sự kết hợp này vô cùng độc đáo, thu hút ánh nhìn. Tạo dấu ấn riêng biệt cho vùng đất Kon Tum. 

Công trình gồm các hạng mục kép như: giáo đường; nhà tiếp khách; khu trưng bày các sản phẩm của dân tộc và đặc trưng tôn giáo cùng khu nhà rông. Hơn thế nữa khuôn viên nhà thờ còn xây dựng cả cô nhi viện, cơ sở may mặc dệt vải và làm mộc để tự trang trải cuộc sống của trẻ mồ côi ở đây.

Tạm Kết

Trên đây là những thông tin về “ kiến trúc Roman” mà kiến trúc An Cường muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn. Góp phần làm phong phú hơn vốn kiến thức của các bạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của chúng tôi tại kientrucancuong.vn để cập nhật thêm thật nhiều thông tin khác về lĩnh vực kiến trúc nhé!. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm bài viết

Copyright © 2019 KIENTRUCANCUONG.VN. All rights reserved - Design by 3B Việt Nam

Gọi ngay: 0908 988 869