Shophouse là gì? Đầu tư shophouse cần lưu ý những gì?

Tuvan.kientrucancuong@gmail.com

0908 988 869

Kiến thức nhà đẹp

Shophouse là gì? Đầu tư shophouse cần lưu ý những gì?

Shophouse là loại hình bất động sản rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Từng nhiều năm liền dẫn đầu trong xu hướng đầu tư bất động sản. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về mô hình bất động sản này. Chính vì thế trong bài viết hôm nay, kiến trúc An Cường sẽ giúp các bạn giải đáp shophouse là gì? Cùng những vấn đề liên quan nhé! Đừng tiếc 2’ để theo dõi bài viết của chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích.

1. Shophouse là gì – Kiến trúc An Cường giải đáp

Kiến trúc An Cường giải đáp shophouse là gì?

Kiến trúc An Cường giải đáp shophouse là gì?

Shophouse thực chất là một loại hình bất động sản mang tính thương mại cao. Được biết đến chủ yếu với các căn hộ kết hợp cùng cửa hàng kinh doanh. Vì thế mà còn được gọi với tên là nhà phố thương mại. Tại nhiều nước phát triển trên thế giới thì shophouse đã làm mưa làm gió trên thị trường từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên tại Việt Nam hình thức này mới nổi lên không lâu. Nhưng cũng nhanh chóng chiếm được sự quan tâm và thu hút nguồn đầu tư lớn.

Shophouse được chia làm 2 loại hình là căn shophouse và nhà shophouse. Trong đó thì : 

  • Căn shophouse là gì?: Là căn hộ được thiết kế nhằm mục đích vừa có thể kinh doanh lại có thể sử dụng để ở. 
  • Nhà shophouse là gì?: Là loại hình nhà phố thương mại được xây dựng với nhiều tầng có thể sử dụng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

2. Vì sao shophouse lại nhanh chóng trở thành xu hướng đầu tư bất động sản?

Khác hẳn với các loại hình bất động sản truyền thống, shophouse không phải chỉ đơn thuần là thuê mặt bằng với giá thành đắt đỏ sử dụng trong thời gian ngắn. Mà khi đầu tư vào loại hình này đồng nghĩa với việc bạn được cấp sổ đỏ là chủ sở hữu của căn hộ đó và thực hiện những hoạt động mà bạn mong muốn. Bên cạnh đó căn hộ này còn sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội. Phải kể tới những mặt nổi bật sau đây:

Shophouse thuộc những dự án có vị trí đắc địa

Các dự án nhà phố thương mại thường có vị trí đẹp, đắc địa

Các dự án nhà phố thương mại thường có vị trí đẹp, đắc địa

Đa phần các căn hộ thuộc dự án nhà phố thương mại hầu hết đều được xây dựng tại các vị trí đẹp. Được bố trí tại tầng trệt và tầng 1 của các tòa nhà lớn. Ngay các tuyến đường giao thông huyết mạch, mặt đường lớn. Nơi có đông lưu lượng người giao thông qua lại, tầm nhìn và view đẹp. Vì thế mà khả năng thu hút sự chú ý của đông đảo người đi đường là rất lớn. Đây là một trong những yếu tố chủ chốt đảm bảo cho việc kinh doanh của nhà phố thương mại được tốt nhất.

Hầu hết các căn hộ shophouse đều được thiết kế rất đẹp. Đảm bảo cả về nhu cầu để ở lẫn kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh. Và được xây dựng từ 2 tầng trở lên, trong đó thì tầng trệt được sử dụng là khu vực kinh doanh, từ tầng 2 trở lên có thể thiết kế phục vụ nhu cầu ở hoặc cho thuê mặt bằng.

Nhà phố thương mại bị hạn chế về số lượng theo mỗi dự án

Như các bạn đã biết thì một dự án sẽ có những khu vực vị trí tốt sẽ được tận dựng xây dựng shophouse. Và trong mỗi dự án đó thì mục đích chính vẫn là phục vụ của dân sinh sống. Bởi vậy số lượng nhà phố thương mại sẽ được hạn chế. Để dành diện tích thiết kế các hạng mục khác như chung cư hay biệt thự liền kề. Những hạng mục tầm trung sẽ chiếm số lượng lớn hơn. Shophouse thường chỉ chiếm khoảng từ 2-3% trên tổng số các căn hộ. Với một số dự án lớn hơn thì có thể chiếm tới 5%.

Trong những năm đầu phát triển thì loại hình bất động sản này không nhiều. trong khi đó tiềm năng phát triển mạnh nên nhu cầu của thị trường ngày càng cao. Vì vậy mà các dự án shophouse luôn sốt giá và khan hiếm.

Nhà shophouse có tính thanh khoản rất cao

Thanh khoản nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực tài chính. Nhất là đối với những người đang làm việc trong môi trường tiền tệ điện tử. Vậy tính thanh khoản là gì? Những yếu tố nào có thể gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Nhà shophouse có tính thanh khoản cao

Như đã nêu ở trên thì số lượng căn hộ shophouse trong mỗi dự án thường hạn chế. Chính vì vậy mà tính thanh khoản rất cao. Các nhà đầu tư có thể thực hiện việc chuyển nhượng, mua bán hoặc thuê kinh doanh nhanh chóng. Thủ tục đơn giản theo quy định, đầu tư xoay vòng vốn nhanh. 

Nhà phố thương mại được thiết kế thông minh, tiện ích

Đa số nhà phố thương mại sẽ xây dựng từ 2 tầng trở lên. Được thiết kế thông minh để phục vụ được kết hợp nhiều tính năng công dụng khác nhau như: 

  • Tầng 1 cho thuê mặt bằng kinh doanh hoặc mở cửa hàng. Với vị trí đẹp và mặt tiền đông đúc cơ hội kinh doanh phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho khu dân cư sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu.
  • Có thể cho thuê làm văn phòng, làm nhà ở đều được. Có thể tách được công năng sử dụng của các tầng riêng biệt để phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau mà không bị ảnh hưởng. Tầng 1 bạn có thể làm cửa hàng, tầng 2 lại có thể để ở hoặc làm văn phòng…..Đều đảm bảo các tiêu chí về chất lượng và tính tiện ích.

Giao thông tại các khu nhà phố cũng rất thuận tiện, gần các tuyến đường lớn, huyết mạch. Dẫn tới các khu trung tâm nhanh nhất, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản và thông minh. Đem lại nhiều ưu điểm cho người sinh sống hoặc kinh doanh trong khu vực. Ngoài ra khách hàng cũng không phải lo lắng về vấn đề đỗ xe, vì thế mà shophouse còn có tác dụng thu hút một lượng lớn khách hàng từ bên ngoài.

Shophouse có tiềm năng cho thuê cao, lợi nhuận lớn

Các dự án shophouse có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao

Các dự án shophouse có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao

Theo nghiên cứu thống kê thì tỷ lệ khai thác hoạt động của các căn hộ hoặc nhà shophouse lên tới 12%. Vượt xa so với đầu tư gửi tiết kiệm ngân hàng hay các đầu tư rủi ro khác trên thị trường. Bên cạnh đó chủ đầu tư có thể sử dụng theo mục đích riêng. Phù hợp nhiều ngành nghề kinh doanh các mặt hàng dịch vụ khác nhau. Hứa hẹn mang lại giá trị lợi nhuận lớn, gia tăng khối tài sản nhanh chóng.

3. Một số điểm hạn chế của nhà phố thương mại shophouse là gì?

Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích mà loại hình này mang lại thì shophouse cũng tồn tại những mặt hạn chế cần được lưu ý khi quyết định đầu tư. Cụ thể các mặt hạn chế phổ biến nhất là:

Vốn đầu tư lớn

Vốn đầu tư ban đầu để sở hữu căn hộ shophouse lớn

Vốn đầu tư ban đầu để sở hữu căn hộ shophouse lớn

Các dự án bất động sản kiểu này thường được xây dựng tại vị trí đắc địa, trung tâm thành phố, các khu có gia trị thương mại cao. Vì thế mà chi phí đầu tư rất lớn. Một căn hộ như vậy thường dao động với giá ít nhất khoảng 10 tỷ. Vì thế chỉ thích hợp với những nhà đầu tư lớn, không thích hợp đầu tư nhỏ lẻ hoặc cần xoay vốn nhanh.

Giá một căn hộ shophouse thường cao hơn so với các căn hộ thông thường khác. Mức giá chênh lệch cao hơn từ 20% trở lên tùy thuộc vào từng dự án khác nhau. Cũng có những căn hộ có giá thành cao hơn hẳn 100% so với căn chung cư bình thường khác. Tại những thời điểm khan hiếm, giá thành của loại hình bất động sản này còn tăng vọt.

Giới hạn về thời gian sở hữu

Theo quy định hiện nay thì chủ sở hữu mỗi căn nhà phố thương mại sẽ được cấp sổ đỏ sử dụng trong vòng 50 năm. Nếu có sự mua bán sang nhượng lại thì thời hạn sử dụng sẽ được tính từ thời điểm đó cho tới thời điểm hết hạn.

Tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao

Đầu tư nhà phố thương mại tiềm ẩn nhiều rủi ro cao

Đầu tư nhà phố thương mại tiềm ẩn nhiều rủi ro cao

Đầu tư shophouse để sinh lợi nhuận cao phải tính tới yếu tố lâu dài. Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh hoặc tăng khả năng lợi nhuận về đầu tư cần có những chiến lược đầu tư khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện, tài chính và khả năng của tầng người. Bên cạnh đó nếu không biết cách nắm bắt thông tin và xu hướng của thị trường rất dễ gặp phải những rủi ro cao. 

Theo các nhà đầu tư phân tích về các loại hình bất động sản thì đầu tư kinh doanh shophouse không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một vài thống kê cho thấy thực trạng đánh buồn là loại hình này sẽ phụ thuộc nhiều vào mật độ dân cư trong khu vực dự án. Nếu dự án dân cư đông đúc thì lượng khách hàng tiềm năng sẽ lớn và ngược lại. 

Ngoài ra khi đầu tư, bạn cần chú ý tới vấn đề pháp lý của loại bất động sản này. Có những quy định rõ ràng theo pháp luật về quyền sở hữu đất đai tại Việt Nam. Trước khi quyết định bạn nên nắm rõ các thông tin từ phía chủ đầu tư dự án để biết về hợp đồng, cách thức thanh toán và điều khoản ra sao. Tránh gặp phải những tình huống khiến chi phí phát sinh ngoài dự tính.

4. Điểm khác biệt giữa shophouse và nhà liền kề là gì?

Nhà phố thương mại và nhà liền kề có nhiều nét tương đồng 

Nhà phố thương mại và nhà liền kề có nhiều nét tương đồng 

Nếu như cảm quan nhìn vào sẽ thấy 2 loại hình bất động sản này có mối tương quan rất lớn với nhau. Đều là mẫu căn hộ, mẫu nhà có thiết kế đồng điệu. Được phân theo các khu, các dãy nhà liền kề, sát nhau. Có tính liên tiếp và không có các khoảng trống hay khoảng ngăn cách giữa các nhà với nhau. Tuy nhiên không phải hoàn toàn giống nhau tất cả về thiết kế. Nhưng việc nhận biết cũng không đơn giản nếu bạn không am hiểu về bất động sản.

Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ thể hiện ở phần công năng của từng loại hình. Nếu như nhà liền kề được thiết kế tối ưu về không gian sinh hoạt thì shophouse lại hướng tới sự cân bằng giữa mảng kinh doanh-cho thuê và để ở. 

Mặt khác, shophouse thường thuộc các khu đô thị, các dự án tập trung đông đúc dân cư. Các Khu có vị trí giao thông quy hoạch thuận tiện. Đã được quy hoạch cố định và không thay đổi về cấu trúc. Riêng với nhà mặt phố liền kề thì khác. Có thể điều chỉnh thay đổi được cấu trúc khác với quy hoạch. Linh động hơn trong việc sử dụng với nhiều công năng sử dụng khác nhau.

5. Cần lưu ý vấn đề gì khi đầu tư shophouse?

Chú ý tới thời điểm đầu tư

Thời điểm đầu tư có vai trò rất quan trọng 

Thời điểm đầu tư có vai trò rất quan trọng 

Phần trên chúng tôi đã từng nhắc tới việc có những thời điểm shophouse khan hiếm, chi phí đầu tư tăng vọt. Chính vì thế mà để đầu tư có hiệu quả, chi phí thấp, khả năng sinh lời cao cần chú ý tới thời điểm đầu tư. Không phải lúc nào việc đầu tư cũng mang lại lợi nhuận. Có những thời điểm việc đầu tư như vậy đối mặt với những rủi ro cao. Theo các chuyên gia phân tích đầu tư thì chúng ta nên đầu tư khi dự án được mở bán đợt đầu tiên. Vì thời điểm này sẽ có rất nhiều ưu điểm như:

  • Giá mở bán thấp: Cũng tương tự như việc mở bán các căn hộ chung cư, thời điểm ban đầu bao giờ cũng sẽ thấp hơn so với thời điểm mua lúc hoàn thành từ 15-20%. 
  • Có nhiều chương trình khuyến mãi và chiết khấu từ chủ đầu tư, cùng nhiều chính sách hỗ trợ tốt nhất. Vì đây là giai đoạn các chủ đầu tư đẩy mạnh để thu hút khách hàng. Có quà tặng, có chiết khấu lớn.
  • Có nhiều vị trí căn hộ đẹp: Điều đương nhiên khi bạn lựa chọn đầu tư ngay từ đầu thì lựa chọn vị trí căn hộ của bạn sẽ nhiều hơn. Dễ chọn được căn hộ phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Chú ý tới hình thức đầu tư

Hiện có rất nhiều hình thức đầu tư bất động sản khác nhau. Bạn dựa vào những điều kiện hiện có của mình để cân nhắc hình thức phù hợp nhất, ít rủi ro và khả năng sinh lời cao. Bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây:

Đầu tư mua đầu tư để bán lại hoặc đầu tư mua và cho thuê hoặc có thể đầu tư mua và cho thuê mặt bằng tầng 1 kinh doanh còn sinh sống tại các tầng còn lại….Có rất nhiều hình thức có thể đầu tư. Việc căn cứ cụ thể theo từng nhu cầu sẽ dễ xác định được loại hình đầu tư.Trong các loại hình này thì hình thức mua – bán chuyển nhượng sẽ tỷ lệ sinh lợi nhuận nhanh, xoay vòng vốn tốt. Còn với hình thức mua và cho thuê sẽ ưu tiên hơn về việc duy trì lợi suất ổn định theo thời gian. Tuy nhiên tốc độ xoay vòng vốn sẽ chậm hơn.

Lựa chọn các dự án shophouse tiềm năng thanh khoản tốt

Nên chọn những dự án shophouse có khả năng thanh khoản tốt

Nên chọn những dự án shophouse có khả năng thanh khoản tốt

Việc cân nhắc lựa chọn dự án cần đầu tư là điều vô cùng quan trọng. Là yếu tố quyết định chính tới khả năng sinh lời. Nên tìm kiếm những dự án có vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín. Đặc biệt quan tâm tới các yếu tố sau khi lựa chọn dự án đầu tư:

  • Mật độ dân cư: Bạn cần nhớ rằng, mật độ dân cư càng đông thì tiềm năng kinh doanh càng cao. Nếu có chọn vị trí đẹp mà mật độ dân cư thấp, thì tiềm năng kinh doanh cũng giảm. 
  • Cơ sở hạ tầng của dự án: Nếu hướng tới đối tượng khách hàng bên ngoài dự án, đòi hỏi dự án đó phải có cơ sở hạ tầng và tiện ích cao cấp. Thu hút được sự lựa chọn của nhiều khách hàng. Cả những khách hàng bên ngoài bị thu hút bởi sức hấp dẫn của tiện ích trong đó.
  • Giao thông kết nối thuận tiện: Gần các tuyến đường lớn, giao thông quy hoạch tốt, thông thoáng. Có thể mở rộng giao lưu với các khu vực lân cận.
  • Tiến độ thanh toán khi đầu tư: Nên lựa chọn những dự án có tiến độ thanh toán rõ ràng. Khoảng 10%/3 tháng kể từ khi mở bán. Để khi nhận nhà chi phí đã thanh toán sẽ rơi vào khoảng 70-80%. Như vậy thì khi bạn mua và bán sẽ lãi nhiều hơn.

Lưu ý tới tính pháp lý của dự án shophouse bạn muốn đầu tư

Pháp lý của các dự án nhà phố thương mại phải rõ ràng, minh bạch

Pháp lý của các dự án nhà phố thương mại phải rõ ràng, minh bạch

Yếu tố pháp lý rất quan trọng trong các hình thức đầu tư hiện nay. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc cấp sổ hồng, sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu. Và ảnh hưởng tới các chi phí, tính thanh khoản của căn hộ bạn mua.

Chỉ sử dụng hỗ trợ vay vốn đầu tư khi bạn đã có sẵn 30-40% của tổng chi phí đầu tư

Chúng tôi biết không phải chủ đầu tư nào cũng sẵn nguồn tiền đầu tư. Việc sử dụng các hỗ trợ vay vốn để có dòng tiền đầu tư là điều dễ thấy. Nhưng lời khuyên cho bạn là chỉ nên sử dụng đòn bẩy tài chính khi trong tay sẵn có từ 30-40% giá trị của nhà phố thương mại. Vì khi vay thế chấp, các ngân hàng cũng chỉ chấp nhận cung cấp với mức tối đa 70-80% giá trị của tài sản được đảm bảo. Và để an toàn thì con số đó là tốt nhất. Tránh những biến động lãi suất quá lớn.

Lưu ý tới quyền chuyển nhượng shophouse

Pháp lý của các dự án nhà phố thương mại phải rõ ràng, minh bạch

Thủ tục và quyền chuyển nhượng nhà shophouse như thế nào?

Theo pháp lý quy định hiện nay thì shophouse được xem là một loại hình bất động sản được phép giao dịch. Nhưng phải đảm bảo về điều kiện sở hữu, các thủ tục mua bán sang nhượng phải được tiến hành tương tự như hình thức mua bán các loại hình bất động sản khác. Nhưng chi phí chuyển nhượng sẽ khác nhau. Cần tìm hiểu kỹ để có thể tối ưu được mức chi phí tốt nhất.

Lưu ý về hợp đồng mua bán nhà shophouse

Để an toàn và đảm bảo được quyền lợi, tính pháp lý trong việc mua bán căn hộ, nhà phố thương mại, chúng ta cần chú ý tới:

  • Giá mua bán đã được thống nhất giữa 2 bên trên cơ sở tự nguyện.
  • Thời hạn bàn giao phải rõ ràng, nêu rõ trong hợp đồng.
  • Công trình khi bàn giao hiện trạng thế nào: nội thất, ngoại thất, kiến trúc….
  • Tiến độ thanh toán theo giai đoạn ra sao?

Trên đây là những chia sẻ của kiến trúc An Cường về “shophouse là gì” và những vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp cung cấp có thể hữu ích cho bạn. Đừng quên kiến trúc An Cường cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất căn hộ, nhà phố thương mại. Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm bài viết

Copyright © 2019 KIENTRUCANCUONG.VN. All rights reserved - Design by 3B Việt Nam

Gọi ngay: 0908 988 869