Giếng trời là gì và cách thiết kế giếng trời trong nhà phù hợp nhất

Tuvan.kientrucancuong@gmail.com

0908 988 869

Kiến thức nhà đẹp

Giếng trời là gì và cách thiết kế giếng trời trong nhà phù hợp nhất

Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian những ngôi nhà ống. Việc thiết kế giếng trời trong nhà vừa giúp hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi không khí giữa bên trong với bên ngoài của ngôi nhà vừa giúp gia chủ đón được nhiều vượng khí, tài lộc.

  1. Giếng trời là gì?

Để thiết kế giếng trời trong nhà hợp lý, mang lại nhiều tiền tài may mắn cho cả gia đình, bạn cần biết giếng trời là gì.

Hiểu một cách đơn giản nhất, giếng trời là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo hướng thẳng đứng. Giếng trời là một hình ảnh, một bộ phận quen thuộc trong lối kiến trúc của những ngôi nhà hiện đại và thường thấy ở những căn nhà phố bị vây kín không có nhiều mặt thông thoáng.

Cấu tạo của giếng trời nhà ống hiện đại

Giếng trời của nhà ống hiện đại nói chung có cấu tạo gồm 3 phần cơ bản:

Đáy giếng: Phần này ở tầng dưới cùng, được thiết kế để trang trí, làm tiểu cảnh và bố trí cây hoa, hòn non bộ… nhiều người đã kết hợp với không gian tiếp khách, làm phòng ăn.

Thân giếng: Có chức năng giúp chiếu sáng cho các tầng bên trên.

Phần đỉnh giếng: Có vai trò chiếu sáng và thông gió, thiết kế với mái kính và hệ khung mái.

thiet-ke-gieng-troi-1

Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung mái và hoa sắt. Tùy từng thiết kế mà giếng trời có thể có mái hoặc không có mái. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của kiến trúc An Cường, nếu xây nhà ống có giếng trời trong nhà thì cần có mái che, còn nếu  bạn thiết kế ở sau nhà thì có thể không cần mái.

  1. Những lưu ý khi thiết kế giếng trời cho nhà ống

Giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy ánh sáng và thông thoáng tự nhiên, giải pháp cho những ngôi nhà ống hiện đại. Nhưng trên thực tế giếng trời đã trở thành một không gian đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà, là yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế những ngôi nhà ống, nhà biệt thự. Vì thế, để khai thác tối đa hiệu quả của giếng trời  thì cần đặt nó ở khoảng giữa nhà.

thiet-ke-gieng-troi-2

Ở vị trí này, chúng ta có thể khai thác giếng trời đến 3 mặt, trong đó một mặt thường giáp tường biên, thích hợp với các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang hay các phòng chức năng khác.

Vị trí trung tâm này sẽ giúp cho giếng trời hút tầm nhìn, gây được ấn tượng với thị giác và dễ được đầu tư, chăm chút để giếng trời đẹp hơn, khiến cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung hay bếp ăn cũng đẹp hơn. Tuy nhiên cũng có những ngôi nhà có hơn một giếng trời và cũng không phải ngôi nhà nào cũng thiết kế giếng trời nằm ở giữa nhà.

thiet-ke-gieng-troi-3

Trong thiết kế nhà ống, cầu thang hầu hết đều nằm ở vị trí giữa nhà. Chính vì vậy, để tiện lợi cho việc di chuyển giữa các tầng, người ta thường kết hợp cầu thang với giếng trời, đây là sự kết hợp hoàn hảo cả về mặt công năng lẫn tính thẩm mỹ.

Đa phần cầu thang nhà ống được làm bằng đá hoa cương, vì vậy đối với những giếng trời có mái che cố định, khi ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài thông qua giếng trời vào nhà, kết hợp cùng đá hoa cương sẽ phản lại ánh sáng ấy khiến khoảng không gian xung quanh cầu thang đều sáng rực lên, trông vô cùng bắt mắt.

Theo thuật phong thủy, vị trí đặt giếng trời ở đâu là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tài lộc trong nhà. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn cần xem xét kỹ lưỡng bố cục phong thủy trước khi tiến hành thiết kế giếng trời cho nhà ống.

thiet-ke-gieng-troi-4

Việc đặt vị trí giữa mặt bằng nhà là vị trí trung cung, khu vực này mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung hoặc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa trong thiết kế giếng trời. Có thể thấy rằng bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại và tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc và đường nét của những không gian trống

Theo phong thủy, đặt giếng trời phải đặt ở những cung tốt, ví dụ như cung Tài Lộc, Thiên mạng. Giếng trời không có hướng cụ thể, nhưng khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà.

  1. Chọn kích thước giếng trời hợp lý cho nhà ống

Kích thước lý tưởng cho giếng trời thông thường là từ 4 đến 6m, bạn không nên làm quá nhỏ hoặc quá to, bên cạnh đó thì chiều dài giếng trời còn phụ thuộc vào chiều sâu ngôi nhà và vị trí đặt giếng trời. Tùy thuộc vào diện tích của ngôi nhà mà các kiến trúc sư sẽ thiết kế kích thước giếng trời phù hợp. Tuy nhiên họ cũng không xây nhỏ hơn 1m vì sẽ gây thiếu thẩm mỹ, đối với những nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng.

thiet-ke-gieng-troi-5

Trong tiêu chuẩn xây dựng giếng trời, diện tích của nó phải chiếm 10% diện tích nhà ở. Ngoài ra, tỷ lệ này còn tùy thuộc vào hình dạng ngôi nhà như chiều cao, chiều sâu và chiều rộng. Điều quan trọng là cần tạo diện tích tương ứng cho việc lưu thông không khí.

Hiện nay, để tăng công dụng của giếng trời, các kiến trúc sư sẽ sử dụng vật liệu là mái kính cường lực hoặc mái nhựa thông minh có khung sắt bảo vệ. Nếu thiết kế giếng trong nhà thì cần chú ý trong việc thiết kế và chọn vật liệu cho mái vì khi mưa gió để hạn chế tình trạng nước có thể chảy xuống nhà hoặc rác thải bụi bẩn theo gió bão rơi vào trong nhà.

Hy vọng sau khi đọc bài viết này của kiến trúc An Cường, bạn đọc đã biết cách thiết kế giếng trời trong nhà hợp lý, khoa học. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khi thiết kế giếng trời cho nhà ống, quý khách vui lòng liên hệ với An Cường theo số hotline:  0906 213 688.

CÔNG TY CP KIẾN TRÚC AN CƯỜNG
Email: Tuvan.kientrucancuong@gmail.com
Hotline: 0906 213 688
website: kientrucancuong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm bài viết

Copyright © 2019 KIENTRUCANCUONG.VN. All rights reserved - Design by 3B Việt Nam

Gọi ngay: 0908 988 869