Kiến Trúc Phục Hưng Là Gì? - TOP 4 công trình nổi tiếng thế giới

Tuvan.kientrucancuong@gmail.com

0908 988 869

Kiến thức nhà đẹp

TOP 4 công trình nổi tiếng thế giới xây dựng theo kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc Phục Hưng là một trong những thời kỳ kiến trúc nổi tiếng ở phương Tây. Nổi bật với những đường nét độc đáo, được nhiều người yêu thích. Là sự kết tinh của tinh hoa, nghệ thuật mà khó có loại hình kiến trúc nào trước đây vượt qua được. Để tìm hiểu sâu hơn về kiến trúc Phục Hưng, hãy cùng theo chân chúng tôi hôm nay nhé!

Kiến trúc Phục Hưng là gì? – An Cường giải đáp

Kiến trúc Phục Hưng là thời kỳ kiến trúc nổi tiếng tại Phương Tây

Kiến trúc Phục Hưng là thời kỳ kiến trúc nổi tiếng tại Phương Tây

Đây là hình thức kiến trúc phổ biến ở Phương Tây, được ra đời từ thế kỷ 14 tới đầu thế kỷ 17. Trong giai đoạn này có sự thay đổi lớn về nền văn hóa, nghệ thuật, con người và xã hội lúc bấy giờ. Chính sự thay đổi này đã tạo nền tảng cho sự phát triển của kiến trúc Phục Hưng về sau này. 

Về cơ bản thì đây là hình thức kiến trúc được lấy cảm hứng từ quá trình hồi sinh của nền văn hóa nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại. Được xây dựng dựa trên sự nối tiếp của phong cách Gothic; lại chịu ảnh hưởng một phần của tinh hóa kiến trúc Baroque. Ban đầu chỉ xuất hiện tại Florence nước Ý và nhanh chóng tạo thành làn sóng rầm rộ phát triển khắp các nước Châu Âu và trên thế giới. 

Điểm hấp dẫn của loại hình kiến trúc thời kỳ Phục Hưng nằm ở cách sử dụng hình khối trong thiết kế. Hướng tới sự khỏe khoắn, chắc chắn và vẻ đẹp tinh tế. Phản ánh tính chất tôn giáo thời đó, đề cao sức mạnh cùng tài năng phi thường của con người. Tuân theo những nguyên tắc nhất định về thiết kế như: tính đối xứng trong không gian….

Các giai đoạn phát triển của kiến trúc Phục Hưng

Theo lịch sử thì thời kỳ kiến trúc Phục Hưng được chia làm 3 giai đoạn chính. Cụ thể từng giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn tiền kỳ phục hưng hay còn gọi là Quattrocento (năm 1400-1500)

Kiến trúc Phục Hưng giai đoạn đầu còn nhiều sơ khai

Kiến trúc Phục Hưng giai đoạn đầu còn nhiều sơ khai

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển. là thời kỳ của những khái niệm cùng nguyên tắc. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời kỳ này có nhiều ứng dụng từ cấu trúc và chi tiết trang tí của kiến trúc La Mã. Từ không gian tới các yếu tố hình học đều tuân theo một tỷ lệ và logic nhất định. Chứ không đơn thuần được tạo ra bởi trực giác như kiến trúc thời Trung Cổ. 

Tại thời kỳ này, kiến trúc sư Filippo Brunelleschi là người tiên phong phát triển phong cách kiến trúc này. Ông nhấn mạnh vào trật tự và tính rõ ràng trong thiết kế. Ông cũng là người cho thấy kiến trúc La Mã có tính toán dựa vào toán học, nhưng với loại hình Gothic thì lại không có. 

2. Thời kỳ phát triển đỉnh cao của kiến trúc Phục Hưng (từ năm 1500-1525)

Đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng rơi vào năm 1500-1525

Đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng rơi vào năm 1500-1525

Đây là giai đoạn mà các công trình được xây dựng theo phong cách này phát triển rầm rộ. Các khái niệm về kiến trúc được sử dụng nhiều và phổ biến hơn. Tiêu biểu trong thời gian này phải kể tới kiến trúc sư Bramante. Người mở rộng và áp dụng kiến trúc Phục Hưng cổ điển cho các tòa nhà đương thời. Phong cách thiết kế của ông có ảnh hưởng sâu rộng tới nền kiến trúc của nước Ý thời điểm thế kỳ 16. Những chi tiết của công trình được trang trí tỉ mỉ và cầu kỳ hơn rất nhiều.

3. Thời kỳ hậu Phục Hưng (từ năm 1520-1600)

Giai đoạn hậu Phục Hưng diễn ra từ 1520-1600

Giai đoạn hậu Phục Hưng diễn ra từ 1520-1600

Trong giai đoạn này, việc thể hiện các yếu tố kiến trúc được sáng tạo và tự do hơn. Không còn quá áp theo một nguyên tắc hay logic cá nhân nào nữa. Michelangelo là kiến trúc sư nổi tiếng trong thời kỳ này. Ông được mệnh danh là nghệ sĩ kiểu trường phái kiểu cách. Có những phát minh hữu ích độc đáo cho công trình. Cụ thể là ông sử dụng hệ thức cột nhiều tầng trước mặt tiền các công trình. Ông cũng là nhà thiết kế Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Vatican. Một trong những công trình kiến trúc ghi dấu ấn cho tên tuổi của ông. Cũng là công trình đóng vai trò quan trọng với đạo Công Giáo.

Điểm danh những đặc trưng nổi bật của kiến trúc Phục Hưng

Để hiểu được cặn kẽ những điểm kiến trúc nổi bật của thời kỳ Phục Hưng. Chúng ta cần hiểu rằng phong cách kiến trúc này được bắt nguồn từ việc tẩy chay hình thức kiến trúc Gothic. Hướng tới khôi phục sự tinh tế của kiến trúc La Mã. Chính vì vậy mà hình thành thời kỳ kiến trúc Phục Hưng với những đặc trưng nổi bật sau đây:

1. Mặt tiền công trình

Mặt tiền công trình được thiết kế tỉ mỉ, kỹ lưỡng

Mặt tiền công trình được thiết kế tỉ mỉ, kỹ lưỡng

Đa phần công trình khi được thiết kế đều bố trí phần mặt tiền rất kỹ. Thường được tổ chức theo nguyên tắc đối xứng trục thẳng đứng. Và ưu tiên chọn giải pháp hình học tam giác và tổ chức thêm hệ thức cột trụ và tường bao quanh. Các ô cửa sổ có sự tính toán hơn về ánh sáng và hướng trung tâm. Các toàn nhà dân dụng thì thường ưu tiên giải pháp thiết kế các đường gờ phào chỉ. Các ô thoáng lỗ hở lặp lại ở mỗi tầng. Cửa chính được đặt tại trung tâm và có thêm ban công. Hoặc được trái vữa và nhám chung quanh mặt bằng công trình. 

2. Hệ thức cột và trụ

Hệ thức cột trong thời kỳ này được sử dụng hình thức: Tuscan, Doric, Ionic, Corinthian và Composite. Các hình thức cột này có cấu trúc chắc chắn, khả năng chống đỡ mái rất tốt. Được trang trí hoàn toàn và được áp đặt sát tường dưới hình thức trụ ốp tường. Hai chi tiết này kết hợp với nhau trở thành một thể thống nhất có thể đáp ứng được hết những yêu cầu tốt nhất về tính thẩm mỹ và hài hòa cân đối.

3. Kiến trúc cung tròn và vòm cong

Mặt tiền công trình được thiết kế tỉ mỉ, kỹ lưỡng

Kiến trúc cung tròn và vòm cong được ứng dụng nhiều

Trong thời kỳ này, các kiến trúc sư sử dụng rất nhiều chi tiết có hình thái cung tròn và vòm cung. Thường được sử dụng trong hành lang và lối đi trong nhà. Và được dựa trên các trụ các cột hoặc đầu mũ cột để phát triển. Hình thái kiến trúc này do kiến trúc sư Alberti đứng đầu và phát triển trên quy mô công trình hoành tráng tại Andrea Mantua. Kiến trúc vòm cong khoog sườn hoặc vòng tròn bán nguyệt là một phân đoạn trong thiết kế. Giống như kiến trúc Gothic có hình chữ nhật. Nhưng trong thời kỳ này đường nét có sự uyển chuyển mềm mại hơn rất nhiều.

4. Kiến trúc phần trần nhà

Nếu trong thời kỳ Trung Cổ, kiến trúc trần nhà không được chú trọng quá nhiều. Thì tại thời kỳ Phục Hưng, trần nhà rất được chú trọng trong công tác trang trí. Trần thường có thiết kế phân ô, hoa văn và sơn màu phù hợp. Làm nổi bật lên vẻ đẹp sang trọng đẳng cấp cho các công trình được xây dựng. Đồng thời chi tiết của cửa chính và cửa số cũng như các chi tiết tường nhà đều được trang trí hoa văn khác biệt với thời kỳ trước. Thể hiện đúng nét đẹp văn hóa về đời sống, kinh tế, xã hội, tôn giáo thời bấy giờ. Mỗi một chi tiết trang trí nhỏ cũng đem đến sự tinh tế, độc đáo và tràn ngập sắc màu cho công trình.

5. Kiến trúc mái (Domes)

Kiến trúc mái vòm là đặc trưng lớn của thời kỳ Phục Hưng

Kiến trúc mái vòm là đặc trưng lớn của thời kỳ Phục Hưng

Hầu hết các công trình kiến trúc Phục Hưng đều có thiết kế mái vòm độc đáo và có sự khác biệt so với mái của kiến trúc thời kỳ tước. Hệ mái vòm được thiết kế vô cùng kỳ công và sáng tạo. Luôn mang đến cảm giác không gian được mở rộng thêm, rộng rãi hơn. Các chi tiết được chạm khắc tinh xảo, đẳng cấp và nhiều ý nghĩa.

6. Kiến trúc phần cửa chính và cửa sổ

Cửa chính trong thời kỳ này được thiết kế theo quy cách khác nhau, không theo một quy tắc cụ thể nào cả. Mà chủ yếu dựa vào mục đích sử dụng của công trình, và các cửa chính thường đều nằm ở giữa và hướng vào phần cung vòm có sự độc đáo chi tiết tỉ mỉ. Riêng các ô cửa sổ thì thường thiết kế nhỏ và bố trí số lượng nhiều tại các tầng nhà. Độ cao, rộng của cửa sổ cũng được tính toán để phù hợp nhất với tổng thể của công trình đó.

7. Phần tường và họa tiết trang trí

Tường các công trình trong giai đoạn này được tính toán tỉ mỉ, có khuynh hướng sáng tạo tự do. Kèm theo đó là các họa tiết hình ảnh trang trí mang tính ẩn dụ. Những chi tiết đắp nổi, điêu khắc tinh xảo mang ý nghĩa thực tế. Có sự hài hòa, thống nhất với cả công trình. Các chi tiết trang trí tuy nhỏ nhưng lại có sức hút mãnh liệt. Thu hút ánh nhìn và cảm thán của mọi người.

Một số kiến trúc sư nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng

Nhắc tới kiến trúc thời kỳ Phục Hưng, không thể không kể tới các kiến trúc sư lừng danh tạo ra những công trình mang dấu ấn lịch sử sâu sắc. Có những người còn là người khởi xướng, tiên phong tạo dựng ra những nguyên tắc trong thiết kế. Tài năng của họ được phát huy đem lại nhiều đỉnh cao trong cuộc đời. Có thể kể tới một số kiến trúc sư nổi tiếng như:

1. Kiến trúc sư Brunelleschi

Nhà kiến trúc sư Brunelleschi

Nhà kiến trúc sư Brunelleschi

Đây là nhà kiến trúc sư vô cùng tài ba, nổi danh ngay từ giai đoạn đầu khi phong cách kiến trúc này được hình thành ở thế kỷ 15. Ông là người có xuất thân từ gia đình nghệ nhân, ngay từ khi còn trẻ ông đã được tiếp cận với các khuynh hướng nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Kết hợp với đó là nền giáo dục kiến thức được rèn luyện từ gia đình đã bồi dưỡng lên một nhân tài bậc nhất thế giới. 

Những công trình ông thiết kế tạo được nhiều dấu ấn riêng biệt. Phải kể tới: công trình mái vòm Brunelleschi; nhà giáo dục nuôi dạy trẻ em cơ nhỡ Ospedale Degli Innocenti hay thánh đường San Lorenzo…..Ông đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kiến trúc thời kỳ này . Những công trình đó đều được người đời ghi nhận và mến mộ. Ông cũng nhận được rất nhiều giải thưởng vinh danh kiến trúc sư.

2. Kiến trúc sư Leon Battista Alberti

Kiến trúc sư Leon Battista Alberti

Kiến trúc sư Leon Battista Alberti

Đây cũng là một trong những bậc vĩ nhân nhận được sự kính nể của giới kiến trúc thế giới thời kỳ đó và cả bây giờ.Ông là người đa tài, vừa có thể sáng tác văn học, lại vẽ tranh và thiết kế rồi còn là một nhà mật mã học. Tài năng của ông đã đóng góp cho cuộc sống rất nhiều tác phẩm để đời. Có thể kể tới công trình nhà thờ San Pedro hay Vatica cùng thực hiện với giáo hoàng. Ông để lại cho thế giới nhiều cuốn sách kiến trúc và kỹ thuật xây dựng đỉnh cao. Được đời sau ứng dụng và phát huy rất tốt. 

Bên cạnh đó ông còn là kiến trúc sư phụ trách về mặt thiết kế phần mặt kính cho Thánh đường Santa Maria de Novella. Bản thân ông sở hữu nhiều tiềm năng thiên bẩm. Có lẽ vì vậy mà các công trình kiến trúc của ông luôn tỉ mỉ cho từng đường nét, mặt kính còn để lại nhiều nét độc đáo sáng tạo cho hậu thế về sau. 

3. Nhà kiến trúc sư Andrea Palladio

 Nhà kiến trúc sư Andrea Palladio

 Nhà kiến trúc sư Andrea Palladio

Ông là kiến trúc sư nổi tiếng của Venezuela với luận thuyết mang tầm ảnh hưởng to lớn cho ngành kiến trúc thời bấy giờ. Do nhu cầu xây dựng biệt thự tăng cao vào thế kỷ 16 mà ông đã tập trung chuyên môn hóa cho những thiết kế nhà ở dân dụng của mình. Những công trình ông thiết kế mang vẻ đẹp ấn tượng và độc đáo. Nhà ở có quy hoạch theo hướng tập trung, theo phong cách đồng quê La Mã. Có thể kể tới một vài công trình tiêu biểu của ông như: Biệt thự Emo xây dựng năm 1559 dành cho giai cấp công nhân; biệt thự Rotonda xây dựng từ năm 1566-1570 là nhà ở của tầng lớp quý tộc. 

Hầu hết những công trình do ông thiết kế đều hướng tới vẻ đẹp kinh điển; có sự cân đối về cấu trúc, đối xứng qua trục và nhất quán rõ ràng trong phong cách. Các thiết kế của ông để cao tính đơn giản, phù hợp với cả nông thôn và vùng thuộc địa. 

4. Nhà kiến trúc sư Donato Bramante

Kiến trúc sư Donato Bramante

Kiến trúc sư Donato Bramante

Ông chính là người đã đặt nền móng xây dựng nhà thờ Saint Pierre. Đây cũng là công trình nhận được giải thưởng vào năm 1505. Đúng thời điểm tài năng của ông nở rộ. Ông là người chủ trương kiến trúc không gian ba chiều, chú ý tới hình khối của mặt phẳng. Ông có hoạt động sôi nổi trong việc hình thành các trường phái kiến trúc hình khối. 

Chính ông là người định hình phong cách kiến trúc Phục Hưng tại Rome giúp cho giáo hoàng thể hiện đường lối phát triển mạnh mẽ.  Ông luôn mang trong mình hoài bão to lớn muốn xây dựng những công trình mang tính thời đại. Bởi vậy mà mặt bằng kết cấu của ông có sự hoàn hảo, tỉ mỉ và vô cùng cẩn thận. Nội thất hài hòa sáng sửa, không mang nét thần bí. Phong cách của ông được định hình qua công trình Tempietto ở Montorio hoặc tòa Thánh Vatican hay sân Saint Damat….

5. Nhà kiến trúc sư Michelangelo của nước Ý

Ông là một họa sĩ điêu khắc, cũng là một kiến trúc sư, một nhà thơ, một kỹ sư tài ba. Trong thời kỳ Phục Hưng tại Italia, ông rất nổi tiếng với sự uyên bác của mình. Những công trình ông thực hiện được mọi người tán thán và ngợi ca. Sự uyên bác của ông trong lĩnh vực kiến trúc khiến cho ông được mệnh danh là nhân vật của thời kỳ Phục Hưng. Tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể tới như: Pieta và David….

TOP 4 công trình kiến trúc Phục Hưng nổi tiếng thế giới

1. Lâu đài cổ Rosenborg tại thủ đô Đan Mạch

Lâu đài cổ Rosenborg tại thủ đô Đan Mạch

Lâu đài cổ Rosenborg tại thủ đô Đan Mạch

Đây là công trình được xây dựng từ năm 1606 khi vua Christian IV sở hữu khu đất phía Đông Bắc thành phố Copenhagen. Phía Bắc của lâu đài được xây dựng từ năm 1613 tới năm; vào năm 1616-1624 tiếp tục xây dựng lầu thứ 3 cùng 3 tháp còn lại. Công trình được xây dựng theo phong cách Phục Hưng. Mang nhiều dấu ấn về lịch sử, là lâu đài đáng tự hào của vua. Lâu đài là dinh thự sinh sống của hoàng gia, vì thế có sự nguy nga, tráng lệ. Lại toát lên nét cổ kính, đẳng cấp quý tộc vua chúa bề thế tại Đan Mạch.

2. Công trình Thánh đường Santa Maria Del Fiore tại Ý

Thánh đường Santa Maria Del Fiore tại Ý

Thánh đường Santa Maria Del Fiore tại Ý

Công trình này còn có tên gọi khác là Duomo, theo tiếng Ý là thánh đường. Là công trình nổi bật trên đường chân trời Florence. Với kiến trúc mái vòm nguy nga, tráng lệ, được mọi người công nhận là công trình quan trọng đánh dấu của thời kỳ kiến trúc Phục Hưng. Phía trong Thánh đường được thiết kế rất nhiều cửa sổ bằng kính màu sắc cùng các bức tranh bích họa trang trí của các họa sĩ nổi tiếng người Ý. 

3. Công trình quảng trường Piazza Del Campidoglio tại Ý

Thánh đường Santa Maria Del Fiore tại Ý

Quảng trường Piazza Del Campidoglio tại Ý

Đây được mệnh danh là quảng trường đẹp nhất tại thành Rome lúc bấy giờ. Được thiết kế và xây dựng vào thế kỷ 16. Đây là nơi diễn ra hai hội nghị thượng đỉnh của Capitoline Hill. Nằm tại đỉnh của một trong bảy ngọn đồi huyền thoại tại Roman. 

4. Công trình nhà thờ Peter – Basilica Di San Pietro tại Ý

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Công trình nhà thờ Peter

Công trình chính thức được hoàn thành vào ngày 18/11/1626, là địa điểm linh thiêng nhất của đạo Công Giáo. Hiện nay đây vẫn là công trình thu hút được số lượng du khách lớn nhất thế giới trong nhiều năm qua. Quan sát từ bên ngoài có thể thấy kiến trúc ngoại thất vô cùng đẹp. Là sự kết hợp hài hòa của nhiều loại hình kiến trúc khác nhau trong thời kỳ Phục Hưng. Kiểu mái vòm cao ráo, bề thế cùng các bức tranh bích họa đầy tính nghệ thuật. Nâng tầm công trình lên một đẳng cấp mới, trở thành công trình đáng tự hào của đất nước Ý nói riêng và cả thế giới nói chung.

Trên đây là những kiến trúc liên quan về “kiến trúc Phục Hưng”, chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn trong cuộc sống. Ngoài những gì chúng tôi chia sẻ, sẽ còn rất nhiều điều thú vị về thời kỳ kiến trúc này. Nếu bạn còn điều gì muốn biết hay thắc mắc có thể liên hệ với kiến trúc An Cường. Các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm bài viết

Copyright © 2019 KIENTRUCANCUONG.VN. All rights reserved - Design by 3B Việt Nam

Gọi ngay: 0908 988 869